Top 3 phương trình toán học ứng dụng vào tình yêu
Trong tình yêu, có rất nhiều điều thú vị, nó được ví như một bài toán khó mà một sớm một mai tìm lời giải đáp. Cùng VieON tìm ra 3 phương trình toán học có thể ứng dụng vào tình yêu thông qua bộ phim Melancholia của Hàn Quốc nhé!
Chỉ Mục
Calculus (Giải tích là gì)
Calculus trong tiếng Anh nó có nghĩa là bộ môn trong Toán học, được hiểu nôm na là Giải tích. Giải tích xuất hiện từ thời cổ đại, lúc đó nó được dùng để đếm số, và ở dạng đơn giản nhất. Trong thế giới toán học, giải tích được dùng để giải quyết các vấn đề phức tạp khi toán học đơn giản hơn vẫn chưa tìm được lời giải đáp. Thật sự khó để mà nói hết được sự kì diệu của giải tích vì nó được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống từ việc thiết kế xây dựng một tòa nhà đến việc tính toán độ chênh lệch, khoảng cách, khoảng vay hay những phép tính bao quanh chúng ta.
Trong giải tích lại phân thành hai nhánh vi phân và tích phân. Vi phân liên quan đến đạo hàm và tính ứng dụng của riêng chúng. Còn tích phân lại liên quan đến việc xác định các đại lượng, nghiệm phương trình, diện tích,...Phép tính vi phân thì nó nói về hàm và tốc độ thay đổi của hàm (vd như đạo hàm, giới hạn,...) khi các biến số thay đổi.
Trong tình yêu, cũng giống như một phép toán vi phân, một phương trình đạo hàm khó tìm được lời giải. Cũng có những giới hạn riêng biệt cho tình yêu. Đã là một bài toán khó thì càng cố tìm thì lại càng không tìm được, lúc không ngờ nhất lại là lúc tìm ra được đáp án. Đó chính là sự bất ngờ trong tình yêu cũng như sự kì diệu trong Toán học.
Đồ thị hàm số
Tại sao đồ thị hàm số lại có thể ứng dụng trong tình yêu? Tìm hiểu qua định nghĩa một chút về đồ thị hàm số được hiểu là hình vẽ (có thể là đường thẳng hoặc đường cong parabol) biểu diễn hàm số trên mặt phẳng tọa độ. Tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế trong tình yêu vốn dĩ là một đường cong parabol giống một đồ thị hàm số.
- Lúc mới ban đầu khi gặp nhau cả hai đều xuất phát từ con số 0. Sau một thời gian tìm hiểu bằng những cảm mến và rung động từ đối phương, cùng những sở thích và những tác động bên ngoài cả hai dần có tình cảm, đồ thị cảm xúc cũng đi lên theo và nó đạt đến đỉnh điểm đó là lúc hai bạn yêu nhau.
- Khi đã đạt đủ ngưỡng cảm xúc, thì đồ thị cảm xúc sẽ có 3 xu hướng: 1 tiếp tục đi lên (cảm xúc ngày càng thăng hoa), 2 là đi ngang (duy trì mối quan hệ), còn 3 sẽ là đi xuống (mất dần đi tình cảm).
- Điểm kết thúc của một đồ thị hàm số thường là số dương, hoặc số âm. Cũng như cái kết cho một câu chuyện tình là một kết thúc đẹp, đi đến kết hôn, tạo thành một gia đình (số dương), nhưng cũng có những câu chuyện tình khác lại dẫn đến kết thúc chia tay tan vỡ thì chẳng phải biểu đồ tình yêu đang đi ngược về con số 0 thậm chí trở thành con số âm luôn hay sao?
Phương trình tình yêu
Tình yêu muôn hình vạn trạng, không thể đo lường bằng một công thức toán học nào nhưng người ta lại có thể dùng toán học để lý giải những cảm xúc suy tư trong tình yêu. Trong tình yêu người ta đến với nhau từ nhiều lý do, có người vì vật chất, có người thì đến với nhau vì tình cảm nhưng cũng không ít người đến với nhau từ những đam mê và sở thích chung.
Ở bộ phim Melancholia, lấy Toán học làm tiền đề để phát triển, và xây dựng mạch phim - một môn học tưởng chừng không có gì thú vị lại hiện lên với một dáng vẻ đặc sắc đến vậy. Trong bộ phim này, các phép loại suy, phép ẩn dụ được tái hiện sử dụng một cách mạnh mẽ, giúp người xem có thể hiểu được những suy nghĩ bên trong của nhân vật. Những phương trình toán học, những công thức và cả những con số lại được gợi mở liên tưởng cao.
Hóa ra, ở Melancholia, toán học lại trở nên lãng mạn đến như vậy!
Bên cạnh đó, ở “Phương trình tình yêu” người ta còn thấy được cảm xúc tình cảm của hai nhân vật chính được dẫn dắt từ niềm đam mê Toán mãnh liệt. Nếu như Seung Yoo là học trò thần đồng toán học mà cô giáo Yoon Soo tìm kiếm thì Yoon Soo lại là người giúp Seung Yoon tìm lại niềm đam mê Toán những tổn thương trong quá khứ khiến cậu học trò trở nên cá biệt, từ bỏ bản thân, rơi vào cảm giác cô đơn chán nản. Sự đồng cảm lẫn nhau đã tạo nên phản ứng hóa học mạnh khiến người xem rung cảm. Chưa biết sau này, tình cảm hai nhân vật chính sẽ đi đến đâu, nhưng thông qua bộ phim chúng ta có thể hiểu được rằng, tình yêu nên được xuất phát từ những điểm chung, niềm đam mê và cả sự đồng điệu giữa hai con người.
Điều mà đạo diễn và các biên kịch làm được trong bộ phim này đó là việc dẫn dắt cảm xúc hai nhân vật chính theo cách riêng của những người có cùng tình yêu mãnh liệt với Toán học, cảm xúc của họ chỉ có họ mới hiểu được mà không theo những cách mà những người trong thế giới thực tại có thể hiểu nhau.
Kết luận:
Để quy kết tình yêu về các phương trình Toán học là không thể, nhưng có thể dùng các phương trình Toán học để lý giải về những cảm xúc tình yêu. Những diễn biến tiếp theo của Melancholia sẽ tạo cho bạn những cảm xúc mới mẻ và cái nhìn tổng quát hơn về Toán học, biết đâu sau khi xem xong bộ phim, các mọt phim lại thích thú với môn Toán thì sao đúng không nào!
Bình luận
Hãy là người bình luận đầu tiên!